Quản trị thương hiệu là gì?

QUẢN TRỊ LÀ GÌ?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ quản trị:

Mary Parker Follett cho rằng: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”.

Định nghĩa này nói lên rằng: những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình.

Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.
Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.

Từ “tiến trình” trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định.

Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng, tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quản trị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Những hoạt động này hay còn được gọi là các chức năng quản trị.

CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU:

Hoạch định: Nhà quản trị cần phải xác định trước những mục tiêu và quyết định những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Tổ chức: Công việc liên quan đến sự phân bổ và sắp xếp nguồn lực con người và những nguồn lực khác của tổ chức.

Lãnh đạo: Mô tả sự tác động của nhà quản trị đối với các thuộc cấp cũng như sự giao việc cho những người khác làm. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn.

Kiểm soát: Nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu. Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản lý. Yếu tố con người có thể nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không. Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng.

Ví dụ như một nhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích lệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi.

CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Quản trị chiến lược (strategic management) là bộ môn khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm giúp các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng phương hướng; mục tiêu kinh doanh; kế hoạch thực thi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở các nguồn lực hiện có và cân đối với bối cảnh thị trường bên ngoài.

Mục tiêu sâu xa của Quản trị chiến lược là đặt doanh nghiệp vào vị thế tốt nhất trên thị trường mục tiêu, tối đa hóa giá trị dài hạn của doanh nghiệp.

Các bước quản trị chiến lược bao gồm:

Bước 1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân tích, dự báo môi trường bên ngoài.
Bước 3: Phân tích, dự báo môi trường bên trong.
Bước 4: Xem xét lại mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời kỳ chiến lược.
Bước 5: Quyết định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 6: Phân phối các nguồn lực.
Bước 7: Xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh.
Bước 8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
Bước 9: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược và tiến hành điều chỉnh cần thiết.

GIẢI PHÁP TƯ VẤN QUẢN TRỊ CỦA DMN

Khác với những chuyên gia tư vấn nước ngoài hoặc các chuyên gia từ trường đại học, viện nghiên cứu; các chuyên gia của DMN trước tiên đều chính là những CEO, những nhà quản lý doanh nghiệp, đi lên từ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, trăn trở mà các chủ doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt. Chúng tôi cũng thấu hiếu những điều kiện hữu hạn về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người trong Doanh nghiệp Việt Nam.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP CỦA DMN

1. Tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp tổng thể
2. Tư vấn chiến lược kinh doanh
3. Tư vấn chiến lược quản trị nguồn nhân lực
4. Khám bệnh tổng thể doanh nghiệp
5. Tư vấn – Đào tạo chiến lược bán hàng

separator

DMN | Digital Marketing Network
Hà Nội: 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa
Hồ Chí Minh: 132 Đường 79, Phường Tân Quy, Quận 7
M: +84-916507227
E: info@dmn.vn
W: www.dmn.vn

Gọi điện